TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II
THÔNG TIN TUYỂN SINH
NĂM 2018
1. Mã trường: CDT0212
2. Phương thức tuyển sinh:
- Xét tuyển dựa vào học bạ trung học phổ thông (kết quả học tập năm lớp 12).
- Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
3. Kế hoạch tuyển sinh:
Ngành | Chỉ tiêu | Tổ hợp môn xét tuyển | Mã ngành | Thời điểm tuyển sinh |
Truyền thông đa phương tiện | 40 | Văn, Sử, Địa Văn, Sử, Anh văn Toán, Văn, Anh văn | 6320106 | Đợt 1 (từ tháng 01 đến tháng 3/2018) |
Quan hệ công chúng | 40 | Văn, Sử, Địa Văn, Sử, Anh văn Toán, Văn, Anh văn | 6320108 | Đợt 1 (từ tháng 01 đến tháng 3/2018) |
Quay phim | 40 | Toán, Lý, Anh văn Toán, Văn, Anh văn Văn, Sử, Anh văn | 6210232 | Đợt 1 (từ tháng 01 đến tháng 3/2018) |
Thiết kế đồ họa | 40 | Toán, Lý, Anh văn Toán, Văn, Anh văn Văn, Sử, Anh văn | 6210402 | Đợt 1 (từ tháng 01 đến tháng 3/2018) |
Báo chí | 270 | Văn, Sử, Địa Văn, Sử, Anh văn Toán, Văn, Anh văn | 6320102 | Đợt 2 (từ tháng 4 đến tháng 8/2018) |
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông | 60 | Toán, Lý, Hóa Toán, Lý, Anh văn Toán, Văn, Anh văn | 6510312 | Đợt 2 (từ tháng 4 đến tháng 8/2018) |
Tin học ứng dụng | 60 | Toán, Lý, Hóa Toán, Lý, Anh văn Toán, Văn, Anh văn | 6480206 | Đợt 2 (từ tháng 4 đến tháng 8/2018) |
4. Tiêu chí xét tuyển: Tốt nghiệp THPT, căn cứ vào tổng điểm xét tuyển (tổng điểm xét tuyển = tổng điểm 3 môn xét tuyển + điểm ưu tiên. Điểm ưu tiên khu vực: KV2: 0,5 điểm; KV2-NT: 1,0 điểm; KV1: 1,5 điểm. Điểm ưu tiên đối tượng: đối tượng 01, 02, 03, 04: 2,0 điểm; đối tượng 05, 06, 07: 1,0 điểm), trường sẽ xét trúng tuyển theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
5. Thời gian đào tạo: 2 năm.
6. Học phí: theo quy định của nhà nước, khoảng 4 - 5 triệu đồng / học kỳ. Sinh viên nộp học phí tương ứng với số lượng tín chỉ đăng ký học tập.
Ghi chú: thí sinh vui lòng xem thông báo tuyển sinh tương ứng với từng đợt tuyển để biết cụ thể thời hạn nhận hồ sơ.
Mô tả ngành, nghề đào tạo:
1. Ngành Truyền thông đa phương tiện
Đào tạo sinh viên trở thành cử nhân thực hành ngành truyền thông đa phương tiện, có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành truyền thông đa phương tiện. Người học được trang bị các kiến thức cơ sở của ngành truyền thông, những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho nghề nghiệp và hoạt động truyền thông, quy trình sản xuất của các loại hình sản phẩm truyền thông, các kiến thức bổ trợ thông qua các môn học tự chọn để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp. Kết thúc khóa học, sinh viên có khả năng biên tập, sản xuất những thể loại phát thanh, truyền hình cơ bản trong hoạt động truyền thông; có khả năng xử lý các tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường trong hoạt động truyền thông.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, tại các cơ sở như: các cơ quan báo chí, công ty, tập đoàn truyền thông, các công ty, doanh nghiệp, cơ quan có nhu cầu về nhân lực hoạt động báo chí - truyền thông, hoặc có thể làm nghề một cách độc lập, tự do.
2. Ngành Quan hệ công chúng
Học ngành này người học được trang bị các kiến thức cơ sở ngành như lý luận báo chí truyền thông, lịch sử báo chí, pháp luật và đạo đức của nghề báo, tổ chức của cơ quan báo chí, ngôn ngữ báo chí,...; nắm vững bản chất của quan hệ công chúng và các nguyên tắc hoạt động của Quan hệ công chúng; có tri thức vững vàng về các phương tiện truyền thông đại chúng và biết cách tận dụng các phương tiện này trong quá trình quan hệ công chúng. Người học có thể hiểu biết và có thể áp dụng những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho nghề nghiệp và hoạt động báo chí, truyền thông; được cung cấp các kiến thức bổ trợ thông qua các môn học tự chọn để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp. Kết thúc khóa học, người học có khả năng biên tập, sản xuất những thể loại phát thanh, truyền hình cơ bản, khai thác thiết bị sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ cho công tác PR; có khả năng tổ chức sự kiện truyền thông, viết tin bài, biên tập tin bài cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị truyền thông, xây dựng kế hoạch để nâng cao thương hiệu sản phẩm; có khả năng viết thông cáo báo chí, lập kế hoạch và tổ chức họp báo.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, tại các cơ sở như: các đài phát thanh - truyền hình, các cơ quan báo chí, công ty truyền thông, các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực hoạt động báo chí - truyền thông, hoặc có thể làm nghề một cách độc lập, tự do.
3. Ngành Quay phim
Đào tạo sinh viên trở thành cử nhân thực hành ngành quay phim, có trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực quay phim nói chung và phóng viên quay phim nói riêng. Kết thúc khóa học, người học có khả năng nắm vững các kỹ năng về kỹ thuật và nghệ thuật quay phim; có năng lực độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả trong nghệ thuật quay phim trên các lĩnh vực như: điện ảnh, truyền hình và văn hóa - xã hội; hiểu biết và sử dụng cơ bản các phần mềm biên tập âm thanh, hình ảnh trong công tác hậu kỳ; có khả năng xử lý tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường trong hoạt động nghề nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc quay phim trong các cơ quan báo chí, các công ty truyền thông như: các đài phát thanh - truyền hình, các báo điện tử có truyền hình hoặc video trực tuyến, các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực quay phim, hoặc có thể làm nghề một cách độc lập, tự do.
4. Ngành Thiết kế đồ họa
Người học được trang bị những kiến thức cơ bản của ngành thiết kế đồ họa, được cung cấp các kiến thức chuyên môn của ngành, được trang bị các kiến thức bổ trợ thông qua các môn học tự chọn để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp. Kết thúc khóa học, người học có thể nắm vững các kỹ năng về kỹ thuật và nghệ thuật thiết kế đồ họa; có năng lực độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả trong nghệ thuật thiết kế đồ họa ứng dụng trên các lĩnh vực như: Truyền thông đa phương tiện, báo chí truyền thông, thiết kế nhân vật và hoạt hình, thiết kế các ứng dụng đồ họa tương tác, thiết kế phim quảng cáo,...; có thể hiểu biết và sử dụng hiệu quả các phần mềm đồ họa; có khả năng xử lý tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường trong hoạt động nghề nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc chuyên viên thiết kế đồ họa tại các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đồ họa ứng dụng như: Báo chí, truyền hình, nhà xuất bản, triển lãm, công ty in ấn - quảng cáo, nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hóa, hoặc có thể làm nghề một cách độc lập, tự do.
5. Ngành Báo chí
Học ngành Báo chí (Journalism) là nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động sản xuất, cung cấp thông tin thời sự về mọi mặt của đời sống xã hội ở trong nước và trên thế giới cho công chúng. Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học này là đào tạo sinh viên trở thành phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình, người thực hiện công tác truyền thông có trình độ văn hóa, chuyên môn và kỹ năng thực hành bậc cao đẳng, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành báo chí.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội làm việc ở các vị trí phóng viên, biên tập viên, dẫn chương trình, nhân viên truyền thông (làm việc chính thức hoặc cộng tác) tại các đài phát thanh - truyền hình, các cơ quan báo chí, các cơ quan, đơn vị có nhu cầu về nhân lực hoạt động báo chí – truyền thông, làm việc ở bộ phận PR, truyền thông của các Công ty, doanh nghiệp, tổ chức… hoặc có thể làm nghề một cách độc lập, tự do.
6. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông là ngành học về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị thuộc lĩnh vực điện tử và truyền thông, bao gồm cả cách khai thác, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, thiết bị đó vào trong đời sống xã hội. Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học này là đào tạo sinh viên trở thành cán bộ kỹ thuật ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông. Người học được trang bị các kiến thức cơ bản về điện tử và kiến thức chuyên ngành về kỹ thuật, công nghệ, sản xuất chương trình trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình. Kết thúc khóa học, sinh viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành bậc cao đẳng, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của kỹ thuật điện tử nói chung và công nghệ phát thanh truyền hình nói riêng.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong hệ thống các đài phát thanh, truyền hình và những ngành gần với ngành phát thanh - truyền hình của nước ta như Bưu điện, các hãng truyền thông, các công ty viễn thông; làm việc tại các công ty truyền thông của Việt Nam và của nước ngoài mở tại Việt Nam; hoặc có thể làm nghề một cách độc lập, tự do.
7. Ngành Tin học ứng dụng
Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học này là đào tạo sinh viên trở thành cán bộ tin học truyền thông đa phương tiện. Người học được trang bị kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, được trang bị kiến thức chuyên ngành tin học truyền thông đa phương tiện và ứng dụng tin học trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình. Kết thúc khóa học, sinh viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành bậc cao đẳng, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của tin học, công nghệ thông tin nói chung và tin học truyền thông đa phương tiện nói riêng.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng làm việc tại các đài phát thanh truyền hình, các công ty truyền thông, công ty phần mềm, các công ty lắp ráp và phân phối thiết bị tin học; giảng dạy tin học tại các trường phổ thông và trung tâm tin học; hoặc có thể làm nghề một cách độc lập, tự do.
Câu hỏi thường gặp